Apple sẽ ra mắt SiriOS - nền tảng phát triển tính năng dành riêng cho Siri vào năm 2020?

Apple được cho là sẽ phát hành SiriOS - một hệ điều hành của riêng Siris nhằm giúp các nhà phát triển xây dựng các tính năng cho trợ lý ảo này. Nền tảng này sẽ xuất hiện ngay trong năm 2020 và nó hứa hẹn sẽ đưa trải nghiệm trợ lý ảo Siri lên một tầm mới.

 0
Apple sẽ ra mắt SiriOS - nền tảng phát triển tính năng dành riêng cho Siri vào năm 2020?

Thông tin trên được tiết lộ bởi công ty đầu tư về công nghệ nhận dạng giọng nói Mangrove Capital Partners. Theo đó, cộng đồng các nhà phát triển tính năng nhận dạng giọng nói kỳ vọng SiriOS sẽ được Apple công bố tại hội nghị WWDC 2020 nhằm tăng cường sự cải tiến và tiếp nhận. SiriOS được phát triển theo tham vọng "mang lại sự đổi mới và được nhiều người dùng đón nhận hơn từ đó có thể bắt kịp tiến trình mà Amazon và Google đã thực hiện với các trợ lý ảo của họ."
 

Chưa rõ SiriOS sẽ xuất hiện dưới dạng gì nhưng khả năng nó sẽ giống như Alexa Skill Kit hay Actions - 2 môi trường phát triển dành cho Alexa và Google Assistant. Thay vì trở thành một phần của các nền tảng OS hiện có, bị chi phối và giới hạn bởi các nguyên tắc và quy tắc như những gì giới phát triển ứng dụng phải tuân theo với SiriKit thì SiriOS sẽ là một hệ điều hành độc lập với hệ điều hành của thiết bị.
 

Với việc tách SiriOS ra thì các chức năng và tính năng của Siri sẽ có thể xuất hiện trên tất cả các nền tảng của Apple, không còn chuyện trên iOS có nhưng macOS lại không như hiện tại. Thêm vào đó những thay đổi sẽ có thể được thực hiện đồng thời trên tất cả các thiết bị. Đối với các nhà phát triển thì SiriOS sẽ là giải pháp lý tưởng để giải quyết các hạn chế của SiriKit và họ cũng không nhất thiết phải có kiến thức sâu về cách mỗi thiết bị sẽ thực thi một tính năng cụ thể của Siri ra sao.
 

Tóm lại theo Mangrove thì lợi ích lớn nhất của Apple đó là mở cửa Siri để nhiều nhà phát triển có thể tiếp cận hơn thay vì tình hình hiện tại. Tính đến nay thì giới phát triển phải sử dụng SiriKit để khai thác hệ thống Shortcuts. Liệu Apple sẽ tạo ra một SiriOS để có thể cạnh tranh tốt hơn với các giải pháp của Amazon và Google và liệu táo mẻ sẽ nhượng quyền kiểm soát trợ lý ảo biểu tượng và đầy tự hào của mình cho một bên thứ 3? Năm sau sẽ rõ!

Về phần Mangrove thì trong báo cáo Voice Tech 2019, công ty đầu tư này cho biết đang tham gia vào một cuộc chuyển dịch lớn về công nghệ nhận dạng giọng nói trong thập niên tới với việc sử dụng các hệ thống hoạt động dựa trên AI và máy học (Machine Learning - ML) cũng như một "thế hệ công nghệ nhận dạng giọng nói mới được khai thác bởi nhiều công ty ở nhiều lĩnh vực."
 

Mangrove nhận định với tỉ lệ nhận dạng chính xác từ ngữ đến 95%, công nghệ này đã được đặt ngang hàng về khả năng nghe hiểu ngôn ngữ với con người. Công ty cho biết "giọng nói là "hình thức giao tiếp tự nhiên, thuận tiện và hiệu quả hơn" trên một thiết bị thay vì nhập liệu trên phím và sẽ trở thành giao diện giữa người và máy chính trong tương lai. Sự nổi lên của các thiết bị IoT và đồ gia dụng thông minh với hệ thống nhận dạng giọng nói bên cạnh việc Amazon và Google liên tục hỗ trợ các ngôn ngữ mới, tăng tính linh hoạt về kỹ năng cho các trợ lý ảo đang vẽ ra viễn cảnh cho công nghệ này.

Những tiến bộ của công nghệ AI đã góp phần xây dựng các tính năng của trợ lý ảo với làn sóng đầu tiên là các thuật toán, làn sóng thứ 2 là cải tiến khả năng đưa ra quyết định và làn sóng thứ 3 sẽ là AI thu thập dữ liệu từ các cảm biến và có thể tự động hóa nhiều quy trình phức tạp hơn. Những cải tiến này tác động đến cách người dùng tương tác và sử dụng thiết bị cũng như khiến các công ty "nghĩ lại về cách tương tác với người dùng", sử dụng các "giao tiếp bằng giọng nói nhận biết ngữ cảnh" thay vì dựa vào kỹ thuật phản hồi theo kịch bản dự đoán như hiện tại.

Mangrove tin rằng mức đầu tư vào các công ty khởi nghiệp công nghệ nhận dạng giọng nói sẽ đạt 768 triệu đô trong năm nay, trên mức dự đoán 581 triệu đô năm 2018 và 298 triệu đô năm 2017. Hơn một tỷ đô được cho là đã được rót vào các startup như vậy ở Mỹ và hơn 118 triệu tại châu Âu.
 

Tuy nhiên, trong báo cáo Voice Tech 2019 cũng nói về các vấn đề về sự riêng tư và hệ sinh thái. Một khảo sát của Microsoft cho thấy 41% người dùng quan ngại về khả năng họ đang bị nghe lén, dẫn chứng từ việc microphone tích hợp trên Google Nest và một sáng chế của Amazon "cho phép thiết bị nghe được tất cả các hội thoại trong phòng." Apple đến nay vẫn chưa có "phốt" nào liên quan đến Siri nghe lén người dùng và Mangrove gợi ý nhiều công ty công nghệ sẽ theo chân Apple nhằm giải tỏa tâm lý lo lắng này. 
 

Năm ngoái Apple đã mua lại SilkLabs - một công ty khởi nghiệp phát triển giải pháp AI nội trú trên thiết bị, có thể xử lý các tác vụ thông qua giọng nói mà không cần đến giao tiếp với các máy chủ đám mây. Thương vụ này được giới chuyên môn đánh giá là rất "khôn ngoan". Tuy nhiên, Apple được cho là "kém hiệu quả trong việc xây dựng hệ sinh thái xung quanh trợ lý ảo Siri."
 

Theo: AppleInsider

Bạn nghĩ sao ?

like

dislike

love

funny

angry

sad

wow

Kevin Ng. Là một người yêu thích các sản phẩm của Apple và rất muốn chia sẻ những thông tin mới nhất về các sản phẩm Apple <3