Apple đánh dấu 30 năm sự sụp đổ của ''Bức tường Berlin'' với sự tôn vinh đặc biệt trên trang chủ tại Đức

Hôm qua (9/11), Đức chính thức kỉ niệm 30 năm ''Bức tường Berlin'' sụp đổ (9/11/1989 - 9/11/2019) và Appletại nước này đã tôn vinh bằng một thông điệp trên trang chủ. CEO Tim Cook của Apple cũng đã tweet trên Twitter để tưởng nhớ ngày này.

 0
Apple đánh dấu 30 năm sự sụp đổ của ''Bức tường Berlin'' với sự tôn vinh đặc biệt trên trang chủ tại Đức

Trên trang chủ bằng tiếng Đức, Apple đã tạm gỡ bỏ hoàn toàn tất cả các mục sản phẩm và quảng cáo. Thay vào đó, trang chủ hiển thị một hình ảnh của Bức tường Berlin với trích dẫn một bài hát dân gian truyền thống của nước này như ảnh bìa bên trên.

Trong khi đó trên Twitter, Tim Cook nói rằng nên nhắc nhở mọi người về sự đoàn kết mạnh mẽ hơn so với sự khác biệt:

 

 


Apple đôi khi cho chỉnh lại trang chủ của mình để tưởng nhớ các sự kiện có ý nghĩa lịch sử. Chẳng hạn như tại Hoa Kỳ, Apple thường xuyên để trang chủ của mình kỷ niệm Ngày Martin Luther King Jr. vào tháng 1.

Ngày Martin Luther King, Jr là ngày nghỉ toàn quốc của Mỹ, kỉ niệm ngày sinh của Rev. Dr. Martin Luther King, Jr. Ngày này diễn ra vào thứ 2 của tuần thứ 3 của tháng 1 hàng năm, gần với ngày sinh của vua là ngày 15 tháng 1. Đây là một trong 4 ngày nghỉ quốc gia nhằm tưởng nhớ đến những người quan trọng của nước Mỹ.

Vào hôm qua 9/11/2019, nước Đức long trọng kỷ niệm ngày Bức Tường Berlin sụp đổ cách nay đúng 30 năm, đánh dấu sự chấm dứt tình trang phân chia Đông-Tây trong thời Chiến Tranh Lạnh tại châu Âu.
 


Ảnh: Dân chúng đặt hoa tại đài tưởng niệm Bức Tường ở phố Bernauer Strasse (Berlin) nhân lễ kỷ niệm 30 năm Bức Tường Berlin sụp đổ (REUTERS/Fabrizio Bensch)

Bức tường Berlin được xây vào năm 1961 nhằm ngăn dòng người từ miền Đông do Cộng sản cai trị sang miền Tây tư bản. Ranh giới hai phía của thành phố ban đầu chỉ là hàng rào dây thép gai và tường gạch, sau đó được xây thêm ụ súng, công sự và chốt gác trên suốt chiều dài 160 km.
 


Câu nói của tổng thống Mỹ Kennedy vào năm 1963: “Tôi là người Berlin”, rồi lời kêu gọi năm 1987 của tổng thống Mỹ Reagan: “Ông Gorbachev, hãy phá bức tường đó đi!” đã thần thánh hóa bức tường Berlin.

Ngày 9/11/1989, nhà lãnh đạo Đông Đức Egon Krenz hủy bỏ hạn chế đi lại với người dân. Hàng chục nghìn người đổ về các trạm kiểm soát dọc theo Bức tường, đòi vào tây Berlin. Đây cũng là ngày đánh dấu sự sụp đổ của Bức tường Berlin khi trạm kiểm soát đầu tiên mở ra, cho phép người ở hai phía đông tây qua lại.
 


Ngày nay, nhiều phẩn của bức tường này vẫn còn ở lại với nước Đức như một chứng nhân lịch sử nhắc nhở về quá khứ, cũng như nhắc nhở về một đất nước thống nhất toàn vẹn lãnh thổ. Với thế giới, đó là một cơn chấn động. Sự đổ vỡ của khối các nước XHCN Đông Âu 3 thập kỷ trước chính là biến cố địa chính trị lớn nhất trong nửa thế kỷ qua của nhân loại.
 


Sau 3 thập kỷ, có chưa đến 40% số người Đông Đức cho rằng việc thống nhất là một thành công. Ở những người trên 40 tuổi, con số này chỉ đạt 20%. Nguyên nhân, như chính nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel chỉ ra trong bài phát biểu hôm kỷ niệm Ngày thống nhất nước Đức 3/10 tại Kiel, đó là vì càng ngày càng có nhiều công dân Đông Đức cảm thấy họ bị gạt sang bên lề như là những công dân hạng hai trong một nước Đức thống nhất.

Theo 9to5mac & Techrum

Bạn nghĩ sao ?

like

dislike

love

funny

angry

sad

wow

Macplanet Trang tin tức số 1 dành cho các tín đồ của Apple!