Khi nào Apple sẽ đem chip ARM lên máy Mac?

Tin đồn về việc Apple có hứng thú với máy Mac chạy chip ARM đã râm ran trong nhiều năm nay, nhưng những suy đoán về một chiếc Mac ARM đã rầm rộ hơn trong năm ngoái sau khi có những thông tin về việc Apple đang làm việc trên những con chip tùy chỉnh riêng của họ dành cho máy Mac.

 0
Khi nào Apple sẽ đem chip ARM lên máy Mac?

Và thông tin này càng có xu hướng được hiện thực hóa hơn với con chip Monster ARM A12X trên chiếc iPad Pro, con chip này nhanh và mạnh đến nổi hầu hết các chuyên gia công nghệ đều nhận định trước sau gì chip ARM cũng sẽ cập bến máy Mac.

Hiện tại, Apple đang phụ thuộc vào Intel cho các bộ vi xử lý trên các dòng máy Mac, nhưng điều này có lẽ sẽ thay đổi trong tương lai với sức mạnh tiệm cận chip Intel desktop của A12X.

Sự khác biệt giữa chip Intel và ARM

Chip của Intel là chip CISC (Complex Instruction Set Computer: máy tính với tập lệnh phức tạp), còn chip ARM là chip RISC (Reduced Instructions Set Computer - Máy tính với tập lệnh đơn giản hóa). Hiểu đơn giản là thiết kế RISC của chip ARM giúp giảm đáng kể số lượng bóng bán dẫn cần thiết để vận hành một chiếc máy tính so với kiểu CISC, vốn được sử dụng phổ biến trong kiến trúc x86 của Intel cũng như các CPU AMD dành cho máy tính

Nếu Apple chuyển từ chip CISC sang RICS, điều này sẽ có tác động tích cực tới hiệu quả sử dụng năng lượng và hiệu quả điện toán cho người dùng hàng ngày bởi vì hầu hết người dùng không thường sử dụng các ứng dụng tận dụng các chỉ dẫn phức tạp hơn của chip CISC.



Và bởi vì hầu hết mọi người không sử dụng thường xuyên các ứng dụng tận dụng ưu thế của chip CISC, nên chip RISC sẽ hiệu quả hơn trong việc sử dụng hàng ngày. Tuy nhiên đối với người dùng chuyên nghiệp, chip CISC sẽ là lựa chọn hiệu quả hơn.

Apple được lợi gì khi dùng chip ARM trên máy Mac

Apple đã sử dụng chip của Intel trong dòng máy Mac của mình từ năm 2006 sau khi chuyển từ bộ xử lý PowerPC. Vì Apple đang sử dụng công nghệ của Intel nên Apple phải tuân theo các mốc thời gian phát hành và chịu luôn cả sự chậm trễ trong việc phát triển chip mới của Intel.

Trong nhiều năm qua, đã có nhiều trường hợp sự chậm trễ của Intel đã ảnh hưởng đến các lộ trình sản phẩm của Apple. Việc chuyển qua các con chip tự sản xuất sẽ cho phép Apple chủ động phát hành các bản cập nhật sản phẩm theo lịch trình riêng của mình và có những cải tiến công nghệ thường xuyên hơn thay vì phụ thuộc vào Intel.

Apple cũng có thể tạo sự khác biệt cho các thiết bị của mình với các sản phẩm cạnh tranh bằng các con chip được thiết kế của riêng mình, tăng cường sự tích hợp chặt chẽ hơn giữa phần cứng và phần mềm.

Máy Mac chạy chip ARM có thể nhận được sự cải thiện về tuổi thọ pin mà không phải hy sinh tốc độ. Apple cũng có thể giảm kích thước của một số thành phần bên trong để làm cho các thiết bị này mỏng hơn.

MacBook ARM cũng có thể không cần quạt tản nhiệt như iPad. iPad cũng có thời lượng pin vượt trội và một số tính năng khác có thể được đưa lên Mac.

Chip ARM của Apple trên iOS đã đủ mạnh

Apple sử dụng kiến trúc ARM cho các chip A-series của mình trong iPhone và iPad, và sau mỗi năm những con chip mới sẽ càng nhanh hơn và hiệu quả hơn. Trên thực tế, khi giới thiệu chip A12 và A13 mới nhất, Apple đã luôn nhấn mạnh một điều là những con chip này nhanh hơn “nhiều con chip Intel” trong các thiết bị cạnh tranh.

Con chip A12X trong iPad Pro 2018 có tốc độ tiệm cận với các mẫu MacBook Pro 15 inch 2018



Với việc Apple thu hẹp khoảng cách tốc độ giữa chip ARM và chip X86, không có lý do gì mà những chiếc MacBook hay thậm chí là Mac Pro, iMac không sử dụng chip ARM thay vì chip Intel cả.

Các con chip A của Apple còn tích hợp trong đó GPU tùy chỉnh, bộ xử lý Secure Enclave, controller bộ nhớ riêng, bộ xử lý máy học, bộ xử lý tín hiệu hình ảnh ISP (Image Signal Processing) và rất nhiều các thành phần tiên tiến khác nữa. Tất cả các thành phần này đều có thể được áp dụng lên cho máy Mac.

Apple đã dùng chip ARM trong các máy Mac hiện tại

MacBook Pro, MacBook Air, iMac Pro, Mac mini và cả Mac Pro đều đã trang bị các con chip ARM, đó là những con chip T1 và T2 để vận hành Touch Bar và các chức năng khác.



Đặc biệt chip T2 tích hợp trong đó một số thành phần như controller quản lý hệ thống, ISP, SSD controller và bộ xử lý Secure Enclave hỗ trợ mã hóa dựa trên phần cứng, bên cạnh việc vận hành Touch Bar và Touch ID.

Những tin đồn về chip ARM của Apple

Nguồn tin từ Macrumors cho biết các nhân viên của Apple đang làm việc trong một dự án với tên mã là “Kalamata” để làm cho iPhone, iPad và máy Mac hoạt động liền mạch với nhau hơn. Một khía cạnh trong dự án này liên quan đến việc các con chip máy Mac được tùy chỉnh thiết kế giống với các con chip iPhone và iPad hiện tại.

Apple cũng đang hướng các nhà phát triển đến việc tạo ra một ứng dụng có thể chạy trên tất cả các thiết bị Apple cùng với các con chip tùy chỉnh. Apple cũng đã hiện thực điều này với Mac Catalyst, cho phép các nhà phát triển port các ứng dụng iPad sang Mac App Store một cách dễ dàng hơn.

Khi nào Apple sẽ phát hành máy Mac ARM?

Apple được cho là đang nhắm đến việc chuyển đổi sang chip ARM của riêng mình bắt đầu từ năm 2020, mặc dù thời gian chuyển đổi có thể mất một khoảng thời gian.

Có thể một dòng MacBook, như MacBook Air có thể sẽ được cập nhật chip ARM đầu tiên so với các thành viên còn lại của gia đình Mac. Tại sao lại là MacBook Air?, theo mình có thể đơn giản chỉ là vì MacBook Air đang là dòng laptop mỏng nhất của Apple, nếu chip ARM tùy chỉnh có thể làm việc hiệu quả trên dòng laptop mỏng nhẹ này, đó sẽ là tiền đề để làm mỏng, thu gọn các mẫu MacBook Pro xuống như mẫu Air.

Theo Macrumors

Bạn nghĩ sao ?

like

dislike

love

funny

angry

sad

wow

Macplanet Trang tin tức số 1 dành cho các tín đồ của Apple!