Mở chợ ứng dụng bên thứ 3 trên iOS sẽ không ảnh hưởng đến doanh thu Apple

Vì luật đã được nghị viện liên minh châu Âu thông qua, nên Apple không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải tuân thủ luật pháp tại châu lục này, cho phép mở những chợ ứng dụng bên thứ 3 trên iPhone và iPad kể từ năm 2024 tới.

 0
Mở chợ ứng dụng bên thứ 3 trên iOS sẽ không ảnh hưởng đến doanh thu Apple

Động thái này phải gọi là chưa từng có, vì chúng ta ai cũng biết chiến lược kiểm soát hệ sinh thái ứng dụng của Apple luôn rất chặt chẽ.

Không giống như Google, Apple có đội ngũ xét duyệt ứng dụng rất nghiêm ngặt, duyệt từng ứng dụng trước khi được phân phối trên App Store. Và trong quá khứ, hoàn toàn không thiếu những lần Apple sẵn sàng ra tòa để bảo vệ quyền lợi của họ, chặn đứng những nỗ lực mở chợ ứng dụng ngoài App Store trên hệ sinh thái iOS hay iPadOS. Vụ kiện giữa họ với Epic Games là một ví dụ điển hình.

Nhắc lại chuyện hồi đầu tuần, liên minh châu Âu vừa thông qua dự thảo luật DMA - Digital Markets Act. Những quy định của bộ luật này giúp chính quyền châu Âu buộc những nền tảng số, và chính những chủ nhân các nền tảng ấy phải cạnh tranh một cách công bằng. Đương nhiên, không riêng gì Apple, mà cả Google, Amazon, Facebook cũng sẽ bị ảnh hưởng rất mạnh từ bộ luật này, phải tuân theo nếu muốn được tiếp tục hoạt động tại thị trường ước tính có hơn nửa tỷ người dân.

Cụ thể hơn, luật thị trường số châu Âu viết rõ: “Để đảm bảo khả năng cạnh tranh, những đơn vị nắm giữ nền tảng đóng sẽ phải cho phép những phần mềm và ứng dụng của bên thứ ba cung cấp cho người dùng cuối thông tin về việc chúng có được phân phối trên các dịch vụ khác hay không.” Án phạt cho việc vi phạm bộ luật này cũng không nhẹ. Lấy ví dụ nếu Apple cố tình chặn những cửa hàng ứng dụng của bên thứ ba, khoản tiền phạt sẽ là 10% tổng doanh thu toàn cầu của cả tập đoàn Apple. Vi phạm lần 2, án phạt sẽ là 20% tổng doanh thu.

Câu hỏi được đưa ra là, quyết định này của châu Âu sẽ ảnh hưởng ra sao tới kết quả kinh doanh và doanh thu của bất kỳ tập đoàn công nghệ nào, chứ không riêng gì Apple. Vả lại, người dùng cũng chẳng mấy ai quan tâm đến chuyện chọn tải ứng dụng từ các nguồn khác, cơ bản vì chúng ta tin tưởng App Store nhờ chính cơ chế xét duyệt ứng dụng để bảo vệ người dùng của Apple. Nhờ cơ chế này, anh em tải ứng dụng trên iPhone hay iPad sẽ chẳng bao giờ sợ mã độc như tình trạng đang diễn ra bên Google Play Store.

Chính vì sự tin tưởng của người dùng, nên nguy cơ Apple mất khoản thu 30% phí chia sẻ doanh thu cũng sẽ không bị ảnh hưởng nhiều. Và đó hoàn toàn không phải phân tích bâng quơ, mà là kết quả nghiên cứu của ngân hàng đầu tư Morgan Stanley. Theo họ, ngay cả khi những chợ ứng dụng bên thứ 3 phổ biến hơn kỳ vọng, thì doanh thu của Apple cũng sẽ chỉ giảm chưa đầy 2%:

“Trên phương diện của người dùng, chúng tôi thấy rất ít nhu cầu phải có những giải pháp thay thế cho App Store dựa vào tính bảo mật cao, tính dễ sử dụng nhờ sự tập trung hóa quy trình phân phối app, và độ tin cậy của App Store. Theo khảo sát thị trường smartphone vào mùa thu năm 2022 của Morgan Stanley, chưa đầy 30% người dùng iPhone có xu hướng sẽ lựa chọn tải ứng dụng trực tiếp từ nguồn khác của nhà phát triển thay vì App Store.”

Theo BGR

Bạn nghĩ sao ?

like

dislike

love

funny

angry

sad

wow

Macplanet Trang tin tức số 1 dành cho các tín đồ của Apple!