Tổng hợp review MacBook Air M2: thiết kế đẹp, hiệu năng tác vụ mạnh sẽ kém ổn định vì thiếu quạt

Apple MacBook Air 2022 có thiết kế hoàn toàn mới so với những năm trước cũng như trang bị SoC M2 mạnh mẽ và cải tiến hơn M1.

 0
Tổng hợp review MacBook Air M2: thiết kế đẹp, hiệu năng tác vụ mạnh sẽ kém ổn định vì thiếu quạt

Trong bài viết này mình sẽ tổng hợp lại đánh giá MacBook Air M2 từ các reviewer và trang công nghệ lớn trên thế giới xem họ có cảm nhận gì về chiếc máy có giá từ 1199 đô này, có đáng nâng cấp hay không.

Ngoại hình: mỏng, rất đẹp, màu Midnight dễ thấy vân tay

Engadget: Khi cầm MacBook Air mới lần đầu tiên cảm giác giống như cầm iPad có tích hợp bàn phím vậy. Điều buồn cười đó chính là máy còn nhẹ hơn là iPad Pro 12.9 inch gắn với bàn phím Smart Keyboard nữa.

The Verge: Apple đã bỏ đi thiết kế kiểu vác mỏng ở phần body của MacBook Air, đây cũng được cho là hình ảnh “iconic” của dòng Air trước đây, có thể nhiều người sẽ thất vọng nhưng với The Verge thì thiết kế này đẹp hơn, hiện đại hơn. Ngoài ra máy vẫn mỏng hơn và nhẹ hơn một chút xíu so những dòng Air thế hệ trước. Màu xanh đen Midnight trên MacBook Air đẹp nhưng sẽ dễ nhìn thấy dấu vân tay, lựa chọn màu Silver vẫn sẽ thích hợp hơn cho những ai ngại nhìn thấy vân tay hằng trên máy.

Techcrunch: Thiết kế mỏng và nhẹ sẽ tiện lợi khi bỏ máy sau ba lô, hay vẫn thoải mái để lên bàn của ghế sau trên máy bay. Màu Midnight mới sẽ dễ thấy dấu vân tay.

More: Nếu thiết kế của MacBook Pro thay đổi dựa trên những chiếc máy Mac đời cũ (retro, hoài cỗ hơn) thì thiết kế của MacBook Air như một làn gió mới. Máy rất nhẹ và vẫn có được sự cân bằng khi bạn để giữ phần gan bàn tay lên laptop để sử dụng cũng như nhẹ đến mức khi bỏ vào ba lô và đeo thì sẽ không cảm nhận được độ nặng.

Gizmodo: Khi đóng máy lại thì bạn sẽ dễ thấy được độ mỏng của máy vì thiết kế đã không còn vác ở góc như trước.

Dave2D: Màu Midnight trên MacBook Air mới đẹp, nhìn lạ bởi vì Apple chưa từng làm màu này trên các sản phẩm Mac đời trước, nhưng lại dễ thấy dấu vân tay. Chính vì thế nếu bạn ngại điều này thì cần chọn màu sáng hơn hoặc dán skin thêm cho máy. Tôi cũng thích thiết kế bên dưới đáy của MacBook Air M2 hơn là Air đời cũ bởi nó phẳng hơn, nhìn đầy đặn hơn.

Màn hình, webcam, cổng kết nối,…

Gizmodo: Việc trang bị Notch trên màn hình MacBook Air để chứa camera FaceTime (1080p) và vẫn giúp viền màn hình mỏng hơn (chỉ 5mm) giúp có thêm không gian hiển thị. Nhưng thật tiếc khi với thiết kế này mà Apple chưa trang bị Face ID cho Mac, nếu phải so sánh thì rõ ràng Windows Hello tiện lợi hơn rất nhiều khi đã có tính năng nhận diện gương mặt từ lâu để mở máy. Về chất lượng màn hình thì khi xem phim Apple TV+ trên Air M2 cho hình ảnh rất đẹp, vùng tối màu đen thể hiện tốt hay màn hình cũng cho góc nhìn rất rộng. Đây vẫn là màn hình IPS, nhưng tôi đánh giá màn hình của Air M2 cao hơn màn hình MSI Optix Gaming cũng sử dụng IPS.

TheVerge: Tôi không thích thiết kế Notch trên màn hình MacBook Air M2 bởi nó rất kỳ quái cũng như giới hạn phần nào hiển thị trên Menu Bar bởi tôi là một người cần theo dõi rất nhiều thông tin của máy trên vị trí Menu Bar này. Điểm đáng chú ý khi MacBook Air M2 trang bị cổng sạc MagSafe 3, giúp việc sạc pin được thuận lợi hơn khi không phải sử dụng một trong hai cổng USB-C còn lại. Thật tiếc khi MacBook Air vẫn chỉ có 2 cổng USB-C, nên tôi vẫn phải mang theo Hub chuyển đổi để sử dụng kèm. Cục sạc 35W 2 cổng USB-C trên MacBook Air M2 không sạc nhanh, đặc biệt khi vừa sạc Mac vừa sạc cho iPhone thì càng chậm hơn nữa. Tôi nghĩ lựa chọn sạc 67W sẽ tốt hơn, giá như Apple trang bị 2 cổng USB-C trên sạc này.

Techcrunch: Webcam trên MacBook Air M2 nâng cấp lên độ phân giải 1080p giúp hình ảnh được rõ nét hơn, ít noise hơn, đặc biệt nếu có ánh đèn trong khung hình thì webcam của Air M2 sẽ không bị hiện tượng bị loé như trên MacBook Pro M2. Màn hình của máy thì không khác nhiều so với thế hệ trước, ngoại trừ độ sáng được nâng từ 400 nits lên 500 nits.

Hiệu năng M2: không có quạt sẽ thiếu ổn định, SSD bản 256GB vẫn chậm

Dave2D: Tuy trang bị cùng chip M2 như trên MacBook Pro 13" nhưng hiệu năng của MacBook Air lại khác biệt. Thông qua các điểm benchmark CPU và GPU thì MacBook Air M2 vẫn ít điểm hơn MacBook Pro M2 nhưng điểm vẫn cao hơn MacBook Pro M1 đời trước. Việc không trang bị quạt khiến hiệu năng MacBook Air M2 không giữ được sự ổn định trong các bài test áp lực (stress test) như trên dòng Pro. Điểm có lẽ đáng chú ý là tốc độ SSD, khi phiên bản 256GB SSDcủa MacBook Air M2 cũng đạt tốc độ thấp - chỉ khoảng 1450MB/s mà thôi. Có thể thấy Apple chỉ trang bị 1 chip NAND duy nhất ở phiên bản 256GB cho cả dòng Air và Pro M2, người dùng cần phải chọn option 512GB trở lên để có tốc độ SSD cao.

Engadget: Apple trang bị cho MacBook Air M2 khả năng encode/decode các chuẩn video như ProRes, nhưng có thể hình dung rằng những người dùng với nhu cầu edit video sẽ dành sự ưu tiên cho dòng Pro chứ không phải Air. Khi benchmark trên MacBook Air M2 với cấu hình 10-coreG GPU, 16GB RAM và 1TB SSD, các điểm như Geekbench 5 hay 3DMark Wild Life Extreme sẽ tương đồng như MacBook Pro M2 có cùng option cấu hình. Nhưng sự khác biệt sẽ đến với bài test xử lý đa luồng bởi MacBook Air không trang bị quạt tản nhiệt, hiệu năng CPU sẽ bị thọt để bảo toàn nhiệt độ của máy.

TheVerge: Trong các bài test benchmark thì MacBook Air M2 đều cho điểm cao hơn M1, nhưng sẽ chậm hơn một chút so với MacBook Pro M2 khi cơ bản dòng Pro có thiết kế dầy hơn, có quạt, nên hiệu năng được ổn định hơn. Ở mặt dưới của MacBook Air khi chạy benchmark sẽ hơi ấm lên, việc thiết kế không có quạt chỉ ổn cho các nhu cầu sử dụng cơ bản mà thôi, còn các công việc nặng hơn thì MacBook Air M2 sẽ không thích hợp.

iMore: Ở bài test game Tomb Raider, MacBook Air bị nóng và bị tụt khung hình (trung bình chỉ 21fps), cho nên chúng ta không phải đòi hỏi quá nhiều về nhu cầu chơi game mạnh trên MacBook Air M2. Nếu nhu cầu của bạn chủ yếu dùng để duyệt web, mở nhiều bảng tính trong Excel, tài liệu hay dùng những app giải trí cơ bản khác thì MacBook Air M2 là chiếc máy hoàn hảo, đặc biệt là những người dùng hay di chuyển nhiều. Nhưng với các nhu cầu nặng về đồ hoạ 3D thì việc không có quạt sẽ là điểm hạn chế, tuy máy vẫn đạt được điểm cao ở các bài test benchmark. Tốc độ SSD của MacBook Air M2 bản 256GB SSD cũng chậm như MacBook Pro M2 khi Apple chỉ tích hợp 1 chip NAND dung lượng 256GB bên trong. Tốc độ của bản 1TB SSD thì rất cao khi đạt được khoảng 3000MB/s tốc độ ghi và 2770MB/s ở tốc độ đọc.

Techcrunch: Để đánh giá về hiệu năng của MacBook Air M2 thì như kiểu “nhà được nâng lên tầng cao hơn nhưng với trần nhà thấp hơn” vậy. Máy có tốc độ phản hồi nhanh ở các tác vụ sử dụng cơ bản, nhưng với việc không có quạt thì sẽ “e dè” bởi các nhu cầu nặng hơn.

Thời lượng pin

Engadget: MacBook Air M2 đạt được thời lượng sử dụng lên đến 16 tiếng 30 phút, so với 17 tiếng 5 phút trên dòng Pro M2. Đó cũng là thời lượng pin ấn tượng cho một ngày làm việc.

Theverge: Nếu phải cần một thời lượng pin cải thiện hoàn toàn thì MacBook Air M2 là lựa chọn tốt, nhưng chỉ khi bạn đang sử dụng cấu hình chip Intel đời cũ. Với thử nghiệm của tôi thì Air M2 có thời lượng cũng như M1 mà thôi, cũng xoay quanh khoảng 8 đến 10 tiếng sử dụng khi mở Chrome, Slack, đàm thoại trên Zoom hay rất nhiều app khác. Hay thậm chí Air M2 có pin không thật sự đủ ấn tượng như trên MacBook Pro M2.

Gizmodo
: MacBook Air M2 có thời lượng pin tốt hơn M1 trước đây, khi thử xem video ở độ sáng màn hình 200 nits và tắt các app khác thì máy đạt được hơn 14 tiếng sử dụng. Tuy không nhiều như trên MacBook Pro M2 nhưng nhìn chung với thời lượng này đã đủ để chúng ta làm rất nhiều việc trong ngày rồi.

Theo TheVerge, iMore, Engadget, Dave2D, Gizmodo, Techcrunch
Cover: TheVerge

Bạn nghĩ sao ?

like

dislike

love

funny

angry

sad

wow

Macplanet Trang tin tức số 1 dành cho các tín đồ của Apple!