AirPods có thể tự điều chỉnh âm lượng giúp đảm bảo an toàn cho người dùng

Những chiếc tai nghe của Apple trong tương lai được dự đoán có thể sẽ có thêm tính năng tự điều chỉnh âm lượng, từ đó giúp người dùng giữ an toàn cho bản thân khi sử dụng ở nơi đông đúc. Tính năng Transparency mode của AirPods Pro hiện đã làm được điều tương tự tuy nhiên vẫn cần đến thao tác của người dùng để kích hoạt. Vậy nếu tính năng này có thể được kích hoạt tự động thì sao?

 0
AirPods có thể tự điều chỉnh âm lượng giúp đảm bảo an toàn cho người dùng

Trong một bằng sáng chế mới đây của Apple do cục đăng ký bản quyền sáng chế Mỹ công bố có tên gọi “hệ thống âm thanh theo ngữ cảnh”, Apple khởi xướng ý tưởng cho một hệ thống có thể tự điều chỉnh âm lượng nhạc hay nội dung giải trí dựa vào các phản hồi vị trí âm thanh.
Ý tưởng của Apple là một hệ thống có khả năng nhận biết vị trí của mỗi bên tai nghe và tự điều chỉnh âm lượng cho phù hợp, phản hồi theo các ngữ cảnh khác nhau như chỉ một bên tai nghe được đeo, đeo cả 2 bên hay cả 2 bên đều được tháo ra. Âm lượng sẽ được điều chỉnh ở bên tai nghe đang đeo, hoặc ở một bên tai nghe nhất định theo đúng với những gì mà hệ thống cảm thấy là cần thiết.

Các tùy chỉnh âm lượng gồm giảm âm lượng ở một bên tai nghe hoặc ngưng âm thanh ở cả 2 bên tai nghe.

AirPods hiện tại đã có tính năng tự nhận biết đeo trên tai, điều chỉnh và tạm dừng chơi nhạc tùy theo thao tác đeo hoặc tháo tai nghe của người dùng. Điều này cho thấy các giới thiệu đầu tiên của bằng sáng chế đã được Apple ứng dụng cho sản phẩm của mình, chỉ những tính năng còn lại trong bằng sáng chế là chưa được ra mắt.

Bằng sáng chế cũng cho thấy có thể tính năng điều chỉnh âm thanh sẽ tùy thuộc vào việc người dùng đang làm gì, cũng như vị trí của họ đang ở đâu. Lấy ví dụ: khi nhận thấy app chạy xe đạp đang mở và vị trí của người dùng đang ở trên đường, hệ thống có thể sẽ điều chỉnh âm lượng sao cho người dùng có thể nghe được âm thanh môi trường xung quanh.

Tính năng này cũng có thể được ứng dụng vào các thiết bị cảm biến ngoài như Apple Watch, hoặc thảm yoga thông minh (phân tích thông tin từ mức thăng bằng, cân nặng và tư thế của người dùng khi tập luyện).

Apple còn nêu thêm ý tưởng “khoanh vùng”các khu vực đặc biệt để cảnh báo cho người dùng khi họ đi vào vùng đó (tự điều chỉnh âm lượng, đưa ra thông báo nhắc nhở...) Thông tin được phân tích từ thiết bị có cảm biến chuyển động (như Apple Watch) cũng sẽ giúp ích cho việc phân tích các ngữ cảnh để hệ thống đưa ra hướng xử lý tốt nhất.



Lấy ví dụ: Người dùng có thể được nhận biết đang đi trên đường tuy nhiên Apple Watch không nhận biết các hoạt động như đạp xe, chạy bộ hay lái xe, đồng thời người dùng đó cũng đang di chuyển rất nhanh. Lúc này hệ thống sẽ cho rằng có thể người dùng đang được chở trên xe và không cần phải giữ trạng thái cảnh báo cao nhất.

Danh sách đăng ký nhà sáng chế gồm Kathleen A. Bergeron và Jay K. Blahnik, được chứng nhận vào ngày 21/3/2019.

Tuy bằng sáng chế được công bố nhưng chưa chắc những tính năng này sẽ được Apple sử dụng trong các sản phẩm tiếp theo của mình. Apple đăng ký rất nhiều bằng sáng chế công nghệ khác nhau và cũng rất thường xuyên càng giúp người dùng thấy rõ sự nhanh nhạy của ông lớn công nghệ trong thời buổi phát triển hiện nay. Trước đây Apple từng khiến người dùng bất ngờ với loạt bằng sáng chế cho công nghệ truyền âm qua xương, tính năng điều khiển cử chỉ hay thiết kế cable từ tính.
Các bằng sáng chế đáng chú ý khác của hãng có thể nhắc đến như công nghệ nhận biết vị trí đeo tai nghe trên đầu, công nghệ tai nghe dual-mode để làm việc như một chiếc loa mini hay các công nghệ âm thanh VR/AR cho phép thêm bớt các thành phần âm thanh, được đồn đoán sẽ được tích hợp trong kính Apple Glass.

Nguồn appleinsider

Bạn nghĩ sao ?

like

dislike

love

funny

angry

sad

wow

Macplanet Trang tin tức số 1 dành cho các tín đồ của Apple!