Apple dùng robot Daisy tái chế kim loại và đất hiếm từ iPhone bỏ đi

Apple mới đây tuyên bố họ muốn sử dụng robot để tạo ra kế hoạch tạo ra dây chuyền sản xuất điện thoại và máy tính khép kín, tự tạo ra nguồn cung kim loại và đất hiếm từ những thiết bị đã hết khả năng sử dụng, đem về nhà máy để tái chế. Từ đó, Apple sẽ không phụ thuộc vào các công ty và đơn vị khai thác mỏ khoáng sản tự nhiên như hiện tại nữa.

 0
Apple dùng robot Daisy tái chế kim loại và đất hiếm từ iPhone bỏ đi

Nhiều chuyên gia trước đó đã cho rằng với khả năng tái chế hiện giờ của con người, mục tiêu này gần như bất khả thi. Trong khi đó một vài giám đốc ngành mỏ địa chất thì nói rằng với nhu cầu xe điện đang ngày một tăng, nhu cầu đất hiếm cũng sẽ tăng vọt trong những năm tới.
 


Sau khi được Robot Daisy xử lý, vỏ ngoài chiếc điện thoại sẽ trông như thế này.


Những chiếc vỏ nhôm sau đó được nghiền nát để đem tinh luyện lại.


Giám đốc mảng môi trường, chính sách và xã hội của Apple, Lisa Jackson cho biết: “Chúng tôi không định cạnh tranh với những nhà khai thác kim loại và đất hiếm. Những người thợ mỏ sẽ không có gì phải sợ cả.”
 


Daisy hiện tại đang hoạt động tại nhà máy tái chế của Apple tại Austin, Texas.


Cỗ máy 18 mét sẽ tháo bung toàn bộ chiếc điện thoại, sau đó bàn tay con người sẽ nhặt nhạnh từng loại linh kiện và mảnh vỡ để quá trình tái chế sau đó diễn ra suôn sẻ nhất.


Hiện giờ, Apple đã bắt đầu sử dụng thiếc, cobalt và đất hiếm được tái chế từ iPhone cũ và quay vòng sản xuất sản phẩm mới. Họ có một robot đặt tên là Daisy, dùng để tái chế iPhone cũ. Daisy có chiều dài 18 mét, dùng 4 bước để rã một cục pin iPhone: Bắn một luồng khí 80 độ C, sau đó tháo bung ốc vít và module của chiếc điện thoại, trong đó có cả Taptic Engine trong chiếc máy. Sau đó chúng được phân loại để gửi cho những đơn vị tái chế hợp tác với Apple để tách đất hiếm, kim loại và tinh chế chúng. Robot Daisy có thể tháo tung 200 chiếc iPhone mỗi giờ, và với lượng iPhone đang tồn tại trên thế giới hiện giờ, Daisy không hề thiếu nguồn cung đầu vào để quay vòng nguyên liệu sản xuất điện thoại mới.
 


Đây là chỗ những công nhân sẽ phân loại mảnh vỡ của điện thoại trước khi tái chế.


Một vốc Taptic Engine kích hoạt tính năng rung của điện thoại sau khi được Daisy rã.


Những chiếc camera của iPhone trước khi được đem tái chế. Trong năm 2017, Daisy rã được 1 triệu chiếc iPhone, theo tuyên bố của Apple.


Trên tay phải là camera, còn tay trái là cụm loa của điện thoại.



Apple hiện tại thậm chí còn muốn chia sẻ công nghệ robot Daisy với những hãng khác, trong đó có cả những nhà sản xuất ô tô điện để phần nào giảm bớt nhu cầu từ việc đào mỏ khai thác những kim loại và chất cần thiết từ bên trong lòng đất, giúp bảo vệ môi trường trong tương lai gần.
 

Theo Reuters

Bạn nghĩ sao ?

like

dislike

love

funny

angry

sad

wow

Macplanet Trang tin tức số 1 dành cho các tín đồ của Apple!