Nghiên cứu mới của Apple hứa hẹn về khả năng sử dụng tai nghe AirPods như thiết bị theo dõi nhịp thở

Apple và trường Đại học Cornell vừa công bố kết quả một nghiên cứu mới trong đó các nhà nghiên cứu có thể ước tính nhịp thở của người đeo bằng âm thanh hơi thở được thu lại từ microphone của thiết bị đeo tai như AirPods hay AirPods Pro.

 0
Nghiên cứu mới của Apple hứa hẹn về khả năng sử dụng tai nghe AirPods như thiết bị theo dõi nhịp thở

Apple giải thích rằng nhịp thở của con người là một thông số lâm sàng được sử dụng để đánh giá sức khỏe và thể chất. Nhịp thở có thể thay đổi dựa trên nhiều nguyên nhân, bao gồm cả việc tập luyện thể thao hay các triệu chứng bệnh lý. Thường thì người bệnh sẽ phải đến các trung tâm y tế để được kiểm tra và phân tích nhịp thở, tuy nhiên với nghiên cứu mới của Apple và trường Đại học Cornell thì điều này có thể được thực hiện một cách gián tiếp.

Trong nghiên cứu của mình, Apple và các nhà nghiên cứu của trường Đại học Cornell đã sử dụng một mô hình nhân tạo để ước tính nhịp thở của người đeo thông qua các đoạn âm thanh ngắn được thu lại từ mỗi chu kỳ kít vào và thở ra ở người trưởng thành khỏe mạnh. Các thông tin mẫu được thu thập từ 21 tình nguyện viên sử dụng tai nghe chuyên dụng có microphone, được lấy mẫu trước, trong và sau khi vận động mạnh. Kết quả của nghiên cứu cho thấy âm thanh này có thể được sử dụng như “một tín hiệu khả thi để ước tính thụ động nhịp thở”, đồng thời cũng là phương pháp giảm chi phí hơn nhiều so với việc kiểm tra sức khỏe tổng quát ở trung tâm y tế.

Nhịp thở được tính toán thủ công bằng cách đếm các tiếng hít vào và thở ra. Một mạng lưới đa nhiệm Long-Short Term Memory (LSTM) với nhiều lớp phức hợp được triển khai để xử lý, số hóa âm thanh tạo ra từ tiếng thở, từ đó ước tính được nhịp thở trong các điều kiện tiếng ồn khác nhau, đồng thời dự đoán được nhịp thở nặng (hơn 25 nhịp mỗi phút). Mô hình đa nhiệm sẽ thực hiện các tác vụ phân loại và hồi quy để hạn chế sai số. Nghiên cứu cho thấy nhịp thở có thể được ước tính thông qua hệ số tương quan hòa hợp (Concordance Correlation Coefficient - CCC) ở mức 0,76 và sai số bình phương (Mean Squared Error - MSE) 0,2, chứng tỏ rằng âm thanh có thể là một tín hiệu khả thi để ước tính nhịp thở một cách thụ động.

Nghiên cứu này cũng kèm theo một tin đồn rằng Apple đang có kế hoạch thêm tính năng theo dõi sức khỏe vào tai nghe AirPods Pro trong thời gian sớm nhất vào khoảng đầu năm 2022. Bản cập nhật trong năm tới của AirPods Pro cũng được trông đợi sẽ hỗ trợ thêm các tính năng cảm biến phục vụ cho nhu cầu tập luyện thể thao.

Nguồn 9to5mac

Bạn nghĩ sao ?

like

dislike

love

funny

angry

sad

wow

Macplanet Trang tin tức số 1 dành cho các tín đồ của Apple!