Ở Mỹ có hai vụ án, tang vật thu được đều là một chiếc iphone.
Ở vụ án đầu tiên, người bị tình nghi là một trùm buôn lậu ma túy. Tang vật thu được là một chiếc iPhone đã bị TẮT. Trong đó có rất nhiều contact cũng như nhắn tin giao dịch đen. Cảnh sát yêu cầu cung cấp mật khẩu (passcode) để mở máy nhưng bị từ chối. Cảnh sát đưa việc này ra tòa. Điều ngạc nhiên là tòa án từ chối yêu cầu của cảnh sát với lý do: “Mật khẩu là bí mật cá nhân và người bị tình nghi được quyền từ chối cung cấp”.
Ở vụ án thứ hai, người bị tình nghi là hung thủ giết người. Tang vật thu được là một chiếc iPhone vẫn còn BẬT. Cảnh sát yêu cầu hung thủ cung cấp vân tay để mở máy. Hung thủ từ chối. Cảnh sát đưa việc này ra tòa. Tòa chấp nhận yêu cầu của cảnh sát với lý do vân tay không phải là bí mật cá nhân. Hung thủ phải cung cấp vân tay mở máy nếu không sẽ bị cưỡng chế.
Đấy là sự khác nhau giữa mật khẩu và vân tay. Câu hỏi là liệu Apple có biết điều luật này của Mỹ không? Phải nói là họ nghiên cứu quá kỹ luôn, tìm mọi cách bảo vệ khách hàng của mình đến cùng. Đó chính là lý do bạn phải nhập mật khẩu mỗi lần khởi động các thiết bị Apple (iPhone, iPad, Macbook). Đây chính là quyền lợi của khách hàng, vì thế sẽ không có cách gì để Apple thay đổi chính sách này trong tương lai gần.
Nhiều người sẽ bảo "bạn ơi, cái này Samsung cũng có". Đúng, nhưng chỉ là bắt chước. Tất nhiên, có cái Apple bắt chước Samsung, có cái Samsung bắt chước Apple, mình không ngáo đến nỗi cho rằng chỉ các hãng khác bắt chước Apple, còn ông Apple trong sạch. Bằng chứng là ông Apple cũng thua rất nhiều vụ kiện vi phạm sở hữu trí tuệ rồi. Nhưng vụ này thì khẳng định là các hãng khác bắt chước Apple. Lý do là vụ kiện này khá nổi tiếng ở Mỹ, sau vụ kiện này thì một thời gian dài các hãng khác mới lục tục đưa tính năng này vào phone của họ.
Mỗi lần khởi động Macbook lên, nhìn màn hình nhập mật khẩu, mình lại mỉm cười khi nghĩ đến câu chuyện trên, cảm giác rất an toàn khi mình được bảo vệ.
Theo Andy 3S-Team